Cảm thức về người nghèo của Chúa

Chỉ khi đến với người kém may mắn hơn mình mới cảm được.


Đừng e ngại việc nhỏ hay việc to. Nhặt một cây đinh có khả năng phá hỏng ruột xe trên quốc lộ, gọi một cú điện thoại khi thấy ai đó cần cấp cứu trên đường, ra tay chở che và hỗ trợ trong những tình huống phù hợp ở đời thường… là những việc cần làm cho người khác là hành động thương cảm thiết thực trong thời đại hôm nay. Lời của Đức Thánh Cha để lại trong tôi dòng suy nghĩ: “Tôi phản ứng thế nào với những người gặp cảnh khốn khó mà tôi thấy xung quanh mình”. “Tôi có ngay lập tức nghĩ tới lí do nào đó để không can dự vào không?

Khi nhìn về khía cạnh của con người thời nay có lẽ khi gặp một cảnh đời khốn khổ hay sự bất bình họ làm lơ hay giả vờ như không thấy. Vậy thì đâu là nguyên nhân sâu xa mà họ thường hay mắc phải có phải là chính lối sống ích kỷ, thực dụng, hưởng thụ, “sống chỉ biết mình”. Lối sống này được hình thành một phần do họ bị phụ thuộc quá nhiều vào công nghệ thông tin, họ sống trong một thế giới ảo mà ở đó có đầy những sự lạnh lùng. Đã và đang ảnh hưởng với cách sống độc lập, không cần biết đến người khác vì lý do sợ phiền phức, sợ bị liên đới trách nhiệm, thậm chí sợ bị lừa đảo… cho nên họ chọn cách sống thờ ơ để phòng vệ. Nhưng bên cạnh đó cũng có những người có thái độ rung cảm trước nổi đau khổ của người khác. Bằng những hành động bằng việc thể hiện sự quan tâm và sẵn sàng giúp đỡ. Qua việc dám mạo hiểm chấp nhận những bấp bênh, với nếp sống đơn giản, chấp nhận hy sinh và tiết độ, đôi khi giàu mà sống nghèo đó chính là nhân đức.

Vào một đêm giao thừa, tôi bắt đầu đi tìm người nghèo và bước vào những cuộc gặp gỡ, Lời Chúa trong cuộc sống, “Phúc thay ai có tâm hồn nghèo khó, vì Nước Trời là của họ” (Mt 5, 3). Vâng, “Còn 60 phút nữa là đến giao thừa rồi, sao cô chưa về?” “Tui có tiền đâu mà đón giao thừa. Tranh thủ lúc này, lượm được nhiều hơn.” Tôi hiểu là đêm Ba Mươi tết, người ta có nhiều bàn tiệc bên lề đường, trước hiên nhà họ. “Quê chú ở đâu? Chú cũng không về ăn tết hả?” “Tui ở với chị gái. Nhưng chị không được khỏe, vậy nên tranh thủ đi lượm mấy cái này, kiếm đồng thuốc thang.” “Mấy ngày này đi lượm, người ta đi từ thiện nhiều nên cũng đỡ lắm. Có mấy cô cậu trẻ lắm, dễ thương lắm, đi qua, cho tui gạo, dầu ăn, nước mắm. Thế là chẳng phải sắm tết.” Đêm đó, làm tôi băn khoăn nhiều về phận người phải xuôi ngược kiếm sống. Tôi nghĩ ngợi nhiều về kiếp nhân sinh. Tôi chỉ thấy những gì được trình diện nơi thế giới đang mạc khải cho tôi về Niềm Hy Vọng mà Tin Mừng đem lại. Tôi nhận thấy cái phúc Chúa ban cho những con người bé mọn của Chúa. Tôi nhìn thấy vẻ đẹp của lòng biết ơn nơi những tâm hồn biết quý trọng những gì họ có và những gì họ được trao cho. Tôi nhìn thấy vẻ đẹp công chính nơi những tâm hồn bé nhỏ này. Họ lao động bằng đôi tay, sức lực của họ, đôi bàn tay lấm đen nhưng thanh sạch, đôi bàn tay lao tác không nhuốm màu tham nhũng. Tôi nhìn thấy vẻ đẹp của tình yêu và trách nhiệm nơi những con người không chỉ biết sống cho riêng mình, sống cả cho người thân yêu nữa. Để rồi từ đó con tim tôi không phải bắt nạt hay chà đạp mà mang vác người khác trên đôi vai của mình. Qua những cảm thức từ bên trong thôi thúc tôi: Này hỡi bạn cái gì hôm nay đang kìm hãm bạn trong vỏ sò ích kỷ, cái gì đang làm bạn khuỵ lại, cái gì đang làm bạn sợ không làm được? Đức Giáo Hoàng Phanxicô tại Đại hội Giới trẻ Thế giới 2018, nhấn mạnh “Hãy mở toang các cánh cửa cuộc đời của các con! Chớ gì thời gian và không gian của các con được lấp đầy bằng những mối quan hệ ý nghĩa, những con người thật, những người mà các con chia sẻ những kinh nghiệm chính đáng và cụ thể của đời sống thường nhật với họ. Vậy chúng ta cùng ra khỏi con đường của bản thân để cùng, xuống đường để cùng nhình thấy những con người đang cần tới chúng ta dù một hành động nhỏ thôi cũng đủ làm cho họ cảm động và nhận ra tấm lòng để được sai và đi nhờ sự ra đi “ngay lập tức và không ngần ngại”. Ta đến với tha nhân mà ta được biết mình hơn. Chỉ khi đến với người kém may mắn hơn mình mới cảm được.

Chính vì vậy, chúng ta hãy nhìn và hãy cùng vội vã lên đường lấp đầy bằng tình thân bằng sự sẻ chia và chúng ta biết rằng chúng ta luôn có sự đồng hành và nâng đỡ chở che của Chúa Giêsu và Mẹ Maria. Tất cả chỉ vì Chúa muốn chúng ta hãy cất bước đi ra vùng ngoại biên tìm gặp Chúa. Ôi ngoại biên hôm nay vẫn đang còn biết bao người nghèo khổ, thiếu may mắn hiện thân của Thiên Chúa nhập thể làm người, vẫn đang mời gọi và ngong ngóng đợi chờ chúng ta cất bước lên đường để đến với họ. Chúng ta hãy cùng để cho trí lòng thúc đẩy đến với những người khốn khổ để lên đường bằng chính “bàn chân”. Bằng cách sống Đức Tin cụ thể là ra khỏi chính mình để đến với anh chị em khác, đặc biệt với người nghèo khổ. Khi chúng ta chạm vào người nghèo, là đã chạm vào Chúa. Chúng ta hãy tặng cho mình món quà của lòng vị tha, biết, như Chúa Giêsu đã nói, không phải những người cứ nói “Lạy Chúa, Lạy Chúa” là người đó lên thiên đàng, nhưng là những người phục vụ người khác và can dự vào họ.

Maria Nguyễn Vân (Khấn tạm), FMI